“Thực sự bản nhạc đầu tiên hôm nay vừa cất lên, tôi nói thật là nước mắt tôi đã gần như là chảy ra rồi!” (Diễn viên Minh Phương, Nhà hát Tuổi Trẻ), “Rất xúc động!”, “Rất cảm động!”, “Tuyệt vời! Trên cả tuyệt vời!” Đó là cảm xúc chung của rất nhiều khách mời sau buổi Tiệc trà giới thiệu về một trong những dàn nhạc giao hưởng đỉnh cao trên thế giới – Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun.

 

Nằm trong chuỗi sự kiện do Công ty Văn hóa Truyền thống Việt Mỹ tổ chức theo sự cho phép của Văn phòng Shen Yun New York, buổi Tiệc trà tối ngày 16/11 tại Khách sạn InterContinental Hanoi Landmark 72 có sự giao lưu và góp mặt của các khách mời là đại diện của một số Đại sứ quán các nước Úc, Thụy Điển, Nga, Azerbaijan, Angola, Hungary, Indonesia, Trung tâm Khoa học Văn hóa Nga cùng các hiệp hội; các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, chỉ huy dàn nhạc, nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, luật sư, họa sĩ, các nhà quản lý, doanh nhân ở nhiều lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, lịch sử, khoa học, giáo dục, văn hóa, truyền thông và doanh nghiệp của Việt Nam.

Dù hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng tựu chung âm nhạc của Shen Yun đã mang đến cho mỗi vị khách mời tham dự chương trình một điều gì đó vừa hay khỏa lấp được chỗ trống trong tâm hồn và gợi lên rất nhiều những xúc cảm mạnh mẽ.

Đào Thị Huệ, giáo viên về hưu (Trường THCS Hoàng Liệt) đã thốt lên rằng:

Hay như bà Thùy Chi, giáo viên ngoại ngữ và là huấn luyện viên Yoga chia sẻ:

Nhà giáo, nhà nghiên cứu về giáo dục, Cao đẳng Sư phạm, sau công tác tại Viện Khoa học Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Đắc Diệu Lam cũng ấn tượng:

Ca sĩ Nguyễn Đình Tuấn Dũng (Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) cảm nhận:

Nhận định về âm nhạc Shen Yun, nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát ví von: 

Còn bà Phạm Thị Thu Hằng, công tác tại Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cho hay:

Một khách mời đã từng xem trực tiếp Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun tại Đài Loan, NSƯT Quốc Tuấn chia sẻ:

Đây cũng là những cảm xúc chung của khán giả quốc tế từ khắp nơi trên thế giới sau khi thưởng thức âm nhạc Shen Yun. Hàng năm, Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun lưu diễn vòng quanh thế giới tại những nhà hát danh tiếng như Carnegie Hall, Roy Thomson Hall, Tokyo Opera City Concert Hall, Daegu Concert House, v.v. Tại mỗi quốc gia họ đều được chào đón nồng nhiệt và âm nhạc của họ thật sự kết nối được từ trái tim đến trái tim hàng triệu con người không phân biệt màu da, tôn giáo hay sắc tộc. Đây được xem là loại hình nghệ thuật phi ngôn ngữ, âm nhạc được ví như cao ngôn, có thể nói lên những điều mà ngôn ngữ thông thường khó có thể chạm tới.

Âm nhạc Shen Yun kết nối từ trái tim đến trái tim

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, sứ mệnh của âm nhạc là gìn giữ những âm thanh và giai điệu thần thánh, còn hàm chứa trong đó trí huệ thâm sâu sưởi ấm trái tim con người. Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun đã tạo nên những giai điệu khơi dậy rất nhiều cảm xúc, mang lại cảm giác về sự thiện lương, cao quý từ sâu thẳm trong tâm hồn.

Có lẽ vì vậy mà xúc cảm còn lắng đọng và vẹn nguyên trong tâm khảm những vị khách mời đến dự buổi tiệc trà sau khi thưởng thức âm nhạc Shen Yun. Th.Sĩ Nguyễn Mai Anh, Giảng viên thỉnh giảng tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nhận xét:

Còn với bà Nguyễn Thu Thủy, giảng viên tỳ bà thì:

Nghe nhạc Shen Yun, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Đại lý bảo hiểm Manulife & Phó giám đốc Elite Marketing Solutions cho biết: 

Chia sẻ ấn tượng về âm nhạc Shen Yun, một trong những giọng ca lớn của âm nhạc Việt Nam, NSND Quang Thọ (nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) cho hay: 

Với sự xúc động tràn đầy trong ánh mắt, nghệ sĩ đàn tỳ bà Vũ Thị Mai Phương (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) chia sẻ:

Lý giải về việc âm nhạc Shen Yun nhận được sự đồng cảm từ khán giả trên nhiều vùng lãnh thổ từ góc độ chuyên môn, bà Nguyễn Thị Phương, Phó trưởng khoa Xã hội – Du lịch, Đại học Hoa Lư (Ninh Bình) cho biết: 

Shen Yun phục hưng văn hóa truyền thống trên nền tảng Đông – Tây kết hợp

Nghệ sỹ đàn tỳ bà Nguyễn Thanh Thư chia sẻ cảm nghĩ của bà như sau:

Nói về khía cạnh này, ông Ngô Xuân Thắng, nguyên Trưởng phòng Nghệ thuật thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Giang nhận định: 

Đứng từ góc độ của người làm nghề, nhạc sĩ Hồ Hữu Thới, nguyên giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Nghệ An, hiện là Chánh văn phòng Hội Văn hóa Di sản Việt Nam, Phó TBT Tạp chí Thế giới Di sản đã thốt lên rằng:


Có lẽ vì vậy mà bà Vũ Thanh Lịch, nhà văn đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Ninh Bình cho rằng âm nhạc của Shen Yun “như sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai”, “không chỉ làm cho các giá trị truyền thống, cổ xưa có thể tồn tại, có thể phát triển, mà còn lan tỏa”.

Thật vậy, thông qua âm nhạc, Shen Yun đề cao sứ mệnh khôi phục văn hoá truyền thống của cả phương Đông và phương Tây, vốn đang dần bị mai một trong đời sống hiện đại.

Nói về quá trình phát triển qua các thời kỳ, bà Nguyễn Thị Phương cho biết: “Âm nhạc của thế kỷ XX, đặc biệt là cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cái tính thực dụng, tính hiện sinh rõ nhất trong các tiết tấu, làm cho con người bị biến đổi theo chiều hướng rất khác. Nhưng đến với Shen Yun, người ta cảm nhận được các giá trị lâu bền trong cuộc sống. Đó là sự tĩnh tâm, đó là sự giao thoa giữa con người với tự nhiên.” “Tôi nghĩ rằng mỗi loại nhạc có một tác động nhất định đối với người nghe. Nhưng với nhạc Shen Yun, nó nâng người ta lên một thế giới khác, đó là thế giới của trí tưởng tượng, của sự liên tưởng. Khi đến với âm nhạc Shen Yun một cách thực sự, thì không chỉ giúp con người trở nên tĩnh tâm hơn mà còn có một nguồn năng lượng tích cực, mà điều đó đặc biệt cần đối với đời sống hiện đại khi mà xã hội thì bất ổn, và con người dường như nóng nảy hơn trước rất nhiều. Shen Yun còn giữ lại được những điều đó, tôi cho rằng nếu có sự lan tỏa rộng rãi thì rất tốt, đặc biệt là với giới trẻ.”

Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát nhận định về sứ mệnh phục hưng văn hóa truyền thống của Shen Yun: “Tôi thấy họ đi rất đúng hướng mà mình cần phải học tập. Truyền thống như những viên ngọc cần gìn giữ và phát triển. Bởi vì không chỉ một người hay hai người sáng tạo nên mà nó là tinh túy của rất nhiều thế hệ, từ đời này sang đời khác mới đúc kết được những âm hưởng như thế.

Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Đắc Diệu Lam chia sẻ một cách rất tâm huyết: “Là nhà giáo dục, nên tôi nghĩ đến sự giáo dục giữa văn hóa truyền thống cho lớp trẻ trong thời đại hiện nay là rất cần thiết, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin và những cái mới trong công nghệ hiện nay, rất cần sự khôi phục, phát huy lên của văn hóa truyền thống. Tôi nghĩ âm nhạc là bộ môn nghệ thuật, tôi cho rằng là tốt nhất để có thể giáo dục đạo đức cho mọi tầng lớp.”

Nói về những giá trị truyền thống, ca sĩ Nguyễn Đình Tuấn Dũng chia sẻ: “Văn hóa truyền thống rất đáng quý, nó làm người ta quay trở lại những gì bản nguyên nhất.Hay như nhà văn Vũ Nho cũng nhận xét chung: “Muốn đi sâu vào lòng người thì hiện đại phải đặt trên một cơ sở truyền thống vững chắc.” Và có lẽ đây cũng là nhận định chung của nhiều khách mời đến tham gia chương trình. Càng trân trọng văn hóa và các giá trị truyền thống bao nhiêu, họ càng cảm được cái hay, cái đẹp, cái đáng quý mà Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun mang lại cho hàng triệu khán giả trên thế giới.

Bà Trương Phương Nghi, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ thơ nhà giáo Việt Nam, Ủy viên thường vụ, Trưởng ban đối ngoại Câu lạc bộ thơ và Hội Di sản Thơ văn Truyền thống Việt Nam chia sẻ: 

Một trong những khách mời tham dự sự kiện, ông Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Đức lại cho hay: 

“Âm nhạc Shen Yun hoành tráng, đằm thắm, hướng tới giá trị nhân bản, nhân văn cao cả,ông nói thêm.

Ông Bùi Văn Sáng, cán bộ nghỉ hưu làm việc trong lĩnh vực giải khát cũng cho rằng âm nhạc Shen Yun “Cuốn hút lòng người, làm mọi người xích lại gần nhau hơn, và cảm thấy tâm hướng thiện của con người đề cao lên.

Đồng cảm với điều đó, PGS. TS Hoàng Thị Ngọ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm tâm sự: 

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng nhận định rằng:

Âm nhạc Shen Yun: Suối nguồn tươi trẻ cho sức khỏe và tâm hồn

Không chỉ mang tới những cung bậc tình cảm khiến khán giả thăng hoa, âm nhạc Shen Yun còn ẩn chứa những hiệu quả kỳ diệu có được nhờ phương pháp soạn nhạc cổ điển. NSND Quang Thọ chia sẻ: Có những người nói rằng 24 tiếng đồng hồ mà không đau đớn gì cả vì bệnh tật. Chỉ từ những giây phút nghe dàn nhạc Shen Yun hòa tấu thôi, tự nhiên họ cảm thấy như được xoa dịu nỗi đau trong cơ thể. Điều quý nhất là làm cho tâm của họ thanh thản hơn, cảm thấy mình sống có nghĩa lý hơn.”

Thực ra, công dụng kỳ diệu của âm nhạc đã được người cổ đại khám phá từ rất xa xưa. Trong văn tự chữ Hán, từ dược (thuốc) bắt nguồn bởi từ nhạc (âm nhạc). Khi ghép từ thảo (cây cỏ) vào từ nhạc, người ta sẽ có được từ dược. Người cổ đại biết rằng âm nhạc có khả năng chữa bệnh thần kỳ, y học hiện đại cũng chứng minh được điều đó. Âm nhạc cổ điển của Shen Yun đã mang giá trị đáng quý của âm nhạc truyền thống quay trở lại với xã hội hiện đại.

Trải nghiệm được điều này, bà Trương Phương Nghi, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ thơ nhà giáo Việt Nam, Ủy viên thường vụ, Trưởng ban đối ngoại Câu lạc bộ thơ và Hội Di sản Thơ văn Truyền thống Việt Nam nói:Tôi đang ốm, nhưng khi vào nghe âm nhạc Shen Yun tự nhiên thấy mình khỏe khoắn!”

Hay như chị Nguyễn Thị Sinh, Chuyên viên tư vấn tại Trường Doanh nhân PTI chia sẻ: 

PGS. TS. Nguyễn Bình Định, nguyên Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam cho biết:

Ông giải thích thêm: Âm nhạc có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Ở nước ngoài đã có nhiều phòng chữa bệnh bằng âm nhạc, ví dụ nhạc Mozart giúp chữa lành cho những người hay mất ngủ, bệnh tim. Các nhà khoa học Anh đã tìm ra 10 bài hát có thể giúp giảm căng thẳng, trong đó bài xếp cao nhất có thể giúp giảm 60% căng thẳng, đó là những kết quả được chứng minh bằng số liệu. Còn ở phương Đông, người xưa biết được những bản nhạc nào tốt cho dạ dày, hay bị bệnh tim nên nghe bài nào, người bị bệnh phổi thì tránh nghe bài nào“.

Kết thúc buổi sự kiện, ông Vũ Danh Miên (công tác tại Xí nghiệp Liên hợp Vận tải biển – Bộ GTVT) chia sẻ rất chân thành: 

Nguyện vọng được xem Shen Yun trực tiếp tại Việt Nam

“Là người từng giảng dạy trong nhạc viện, tôi thấy rằng nếu Shen Yun đến Việt Nam biểu diễn thì đó là một cơ hội rất tốt cho các bạn sinh viên hiểu một cách rõ ràng hơn khuynh hướng chung của thời đại, Th.S Nguyễn Mai Anh chia sẻ.

Cùng có suy nghĩ đó, Phó trưởng khoa Xã hội – Du lịch, Đại học Hoa Lư – Nguyễn Thị Phương nói rằng nếu Shen Yun về Việt Nam biểu diễn, bà sẽ giới thiệu cho người thân và bè bạn, “và hàng ngàn sinh viên trong khoa, nếu các bạn mà biết được [về Shen Yun] thì tôi cho rằng rất là tốt”.

Bà Đào Thị Huệ chia sẻ chân tình: “Không biết túi tiền của mình có đủ khả năng để trả cho dàn nhạc giao hưởng này không, nhưng mà tôi sẽ đi, nếu như họ về Việt Nam”.

Ông Phạm Văn Hảo, Phó tổng giám đốc công ty nước sạch Hà Nội khẳng định: 

“Mong rằng một ngày nào đó SY có thể biểu diễn ở Việt Nam. Thì không chỉ có vợ chồng tôi mà sẽ giới thiệu cho rất nhiều người nữa”, bà Phạm Thị Thu Hằng.

“Biết đâu một ngày nào đấy Shen Yun sẽ về Việt Nam và tôi mong muốn nhiều người hơn biết về Shen Yun, được xem Shen Yun chứ không phải đi nước ngoài nữa. Đó là điều rất mong muốn của tôi”, chị Nguyễn Thị Sinh.

Bà Vũ Thanh Lịch phấn khởi: “Nếu Shen Yun về Việt Nam biểu diễn, tôi sẽ tham gia và sẽ động viên rất nhiều người thân yêu của mình tới tham gia, bởi vì nó thực sự có thể đánh thức trái tim của mỗi người. Đánh thức trái tim, đánh thức tâm hồn, đánh thức những xúc cảm tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người”.

Vì buổi sự kiện diễn ra trùng với trận thứ 3 bảng A AFF Cup 2018 Việt Nam – Malaysia, nên trong phần giao lưu với khách mời, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã dí dỏm nói rằng: Tôi rất thích dòng nhạc này, và tôi rất mong sắp tới chúng ta sẽ được nghe, được xem, được thưởng thức không phải qua gián tiếp mà chúng ta sẽ nghe trực tiếp. Những người sẽ mời Shen Yun về, các bạn hãy vững tin đi, vì hôm nay bóng đá cũng không ngăn cản được dòng người đến với Shen Yun thì sắp tới chắc chắn sẽ rất đông người đến với Shen Yun. Và chúng ta sẽ tiếp nhận năng lượng trực tiếp từ Shen Yun. Sẽ rất tuyệt vời, tôi có thể nói như vậy”.

Công ty Văn hóa Truyền thống Việt Mỹ

(Vui lòng chỉ đăng lại thông tin này khi có sự đồng ý của Công ty Văn hóa Truyền thống Việt Mỹ)