Văn học cổ Trung Hoa là một kho tàng văn học vĩ đại, trong đó đứng đầu là “Tứ đại danh tác”. Tác phẩm đứng đầu trong “Tứ Đại Danh Tác” chính là “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của tác giả La Quán Trung. Bên cạnh những nam nhân lẫy lừng tên tuổi như Lã Bố, Quan Vũ, Trương Phi… có những vị nữ anh hùng mà khi đọc sách bằng cả trái tim và nghiền ngẫm sâu sắc, độc giả mới nhận ra họ, đó chính là “Điêu Thuyền” – một trong “Tứ Đại Mỹ Nhân” của Trung Hoa cổ xưa.

Độc giả tuổi thiếu niên khi đọc Tam Quốc thường thích đọc nhất về các võ tướng anh hùng với những trận chiến lẫy lừng. Những Lã Bố, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung, Điển Vi, Hứa Chử, Trương Liêu … đã cuốn hút các bạn đọc trẻ đến mức làm cho họ lãng quên cả những vị anh hùng cao tầng hơn, những vị Thừa tướng, Đại đô đốc, Quân sư… như Gia Cát Lượng, Chu Du, Tuân Úc … với mưu lược sâu sắc và ý chí kiên cường. Ở tầng cao hơn nữa là các đấng quân vương, các vị minh chúa của quốc gia, của triều đình như Tào Tháo, Lưu Bị… Điều này chỉ các độc giả trưởng thành có tư duy cao hơn mới cảm nhận được. Ngoài các anh hùng trên đây thì còn có những vị anh hùng đặc biệt mà đa phần độc giả thường bỏ sót, sách sử cũng viết về họ ít hơn. Chỉ khi đọc sách bằng cả trái tim và nghiền ngẫm sâu sắc, độc giả mới nhận ra họ. Một trong những vị anh hùng ấy chính là nàng Điêu Thuyền, một trong “Tứ Đại Mỹ Nhân” của Trung Hoa cổ xưa.

Thi sỹ thời xưa có bài thơ vịnh Điêu Thuyền tạm dịch như sau:

Én liệng la đà nhịp phách ngà,

Mây bay một áng diễu thềm hoa.

Mày ngài gợi khách sầu man mác.

Vẻ ngọc xui người dạ thiết tha,

Hồ dễ ngàn vàng mua được miệng,

Lọ cùng trăm báu xức vào da

Rèm cao múa đoạn ai nhìn trộm

Nào biết Tương Vương mấy kẻ là!

Đến đời vua Hán Linh Đế (Lưu Hoành) nhà Đông Hán đã suy vong, lung lay tận gốc. Sau khi vua tạ thế, gian thần Đổng Trác đã tàn bạo tiếm quyền. Trong triều thì y diệt các đại thần: quan thượng thư Đinh Quản bị chém, quan hiệu úy Ngũ Phu bị giết, thứ sử Tinh Châu Đinh Nguyên bị ám sát… Bên ngoài thì y tàn hại dân chúng… Khi đã nắm chắc quyền bính thì y rắp tâm cướp ngôi vua… Các đại thần trong triều, các trấn thủ các nơi và các tướng đều muốn diệt y nhưng không ai làm nổi. Tướng quân Viên Thiệu vốn dòng dõi bốn đời làm đại thần nhà Hán đã phải trốn biệt. Tào Tháo mưu cơ bậc nhất thời ấy do ám sát hụt Đổng Trác cũng phải cao chạy xa bay… Rồi các chư hầu khởi binh đánh Đổng Trác, mười bảy đạo quân nghĩa binh vẫn không đánh bại được y dưới ải Hổ Lao. Tôn Kiên cùng đạo quân Giang Đông dũng mãnh bị Hoa Hùng – thuộc tướng của Đổng Trác đánh lui trước ải Dĩnh Thủy. Ba anh em Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi cũng không đánh đổ được Lã Bố – con nuôi của Đổng Trác, võ tướng bất khả chiến bại thời bấy giờ. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng tới mức tuyệt vọng ấy nhiệm vụ cứu lấy cơ đồ nhà Hán được trao cho một thiếu nữ mới 16 xuân xanh, nàng Điêu Thuyền, con nuôi của Tư đồ Vương Doãn, người đã thi hành mỹ nhân kế liên hoàn của cha nuôi, ly gián Đổng Trác với Lã Bố. Và nàng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vĩ đại ấy, kết cục là Lã Bố đã giết Đổng Trác, triều đình và quốc gia đã được giải cứu, thoát khỏi nguy nan.

Chúng ta hãy nhìn xem, bao nhiêu đại thần và tướng tài không làm gì nổi Đổng Trác, vậy mà Điêu Thuyền thì diệt được Trác. Về chiến công tuyệt vời của Tư đồ Vương Doãn và con gái nuôi của ông, thi sĩ đời sau đã viết một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đầy thán phục:

Tư đồ khéo dùng khách má đào

Không dùng gươm giáo chẳng dùng dao

Hổ Lao ba trận hoài bao sức

Phụng Nghi chiến thắng lạ lùng sao!

Nếu ta chỉ đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa chỉ như đọc tiểu thuyết lịch sử để thưởng thức thì chưa đủ. Chúng ta hãy suy ngẫm sâu hơn về mỗi nhân vật, mỗi sự kiện… rồi thử đưa mình vào đó thì ta mới hiểu được nội hàm thâm sâu. Và ta hãy tự hỏi mình nếu được trao sứ mệnh ấy thì ta sẽ làm được bao nhiêu? Lúc ấy ta mới thật sự nghiêng mình trước Tư đồ Vương Doãn và Đại mỹ nhân Điêu Thuyền.

Sự kiện này hẳn là ý Trời, nếu không thì làm sao một thiếu nữ trẻ trung chưa hề có kinh nghiệm trong cuộc sống có thể sống sót giữa hai con ác thú – một bên là tên đại gian thần tàn bạo giết vua và giết dân như ngóe, một bên là một tên mãnh tướng hàng ngày chém gục bao nhiêu người không chán tay, để có thể hoàn thành được sứ mệnh vĩ đại ấy. Tam Quốc Diễn nghĩa đã tả rõ ràng tượng Trời về việc Đổng Trác sớm bị tiêu diệt. Trên đường từ My Ổ về Tràng An, đoàn của Đổng Trác đã gặp một lũ trẻ hát một bài đồng giao như sau:

Thiên lý thảo

Hồ thanh thanh

Thập nhật bốc

Bất đắc sinh!

Sách Hậu Hán thư giảng giải rằng: thiên lý thảo (千里草) ghép lại thành chữ Đổng (董), thập nhật bốc (十日卜) ghép lại thành chữ Trác (卓). Sử thư nhìn nhận rằng “thanh thanh” ý là Đổng Trác từ hèn mọn leo lên cao như cỏ mọc lên nhanh chóng, “bất đắc sinh” nghĩa là chết bất đắc kỳ tử, kết cục bi thảm. Thoạt nhìn Đổng Trác là đương nắm quyền bính, nhưng sẽ sớm bị tiêu diệt.

Sử thư của Trung Quốc cổ đại đã ghi lại một cách rõ ràng rằng thiên ý là có thật chứ tuyệt không phải là hư cấu. Sách sử xưa cũng biểu đạt rõ ràng rằng các bài đồng dao không chỉ gửi cảnh báo đến các vị quân vương mà còn cảnh báo cả quan lại và người thường, rằng nếu làm những việc bất nghĩa thì sẽ phải chịu ác báo. Tác giả của Tam Quốc Diễn Nghĩa muốn biểu đạt mạch lạc rằng, nghĩa lý không phải là tự nhiên hình thành, mà là do Thần truyền và do Thiên định. Thần đã quy phạm chuẩn tắc và hành vi đạo đức của con người. Nếu ai mà đi ngược với nhân nghĩa và đạo lý ấy thì nhất định sẽ bị Trời trừng phạt.

Văn hóa truyền thống là văn hóa Thần truyền do Thần tạo ra cho con người và dẫn con người hướng thiện. Thật may mắn cho chúng ta hôm nay trong thời mà Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là “thời mạt Pháp” với nghiệp cuộn lấy nghiệp này chúng ta vẫn còn những tác phẩm tuyệt diệu như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Đông Chu Liệt Quốc, Tây Du Ký… để thưởng thức, để suy ngẫm và để quay trở về với ý nghĩa đích thực của kiếp nhân sinh.

Ta cũng có thể đến với “Tứ Đại Danh Tác” và các tác phẩm văn hóa truyền thống của Trung Hoa thông qua thưởng thức nghệ thuật Shen Yun. Nghệ thuật Shen Yun là nghệ thuật Thần truyền, là đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn trên toàn cầu. Một trong những chương trình biểu diễn của Shen Yun có vở vũ kịch “Diao Chan – Điêu Thuyền” và vở opera “Stratagem – Mưu kế” hay tuyệt diệu. Đến với Shen Yun ta có cảm xúc như được trở về với chính mình, cho dù mỗi chúng ta thuộc dân tộc nào hay ở nơi nào trên quả địa cầu này. Rất nhiều tình tiết, nội hàm, và giá trị văn hoá truyền thống của các nền văn hoá, cũng như những tác phẩm kinh điển cũng được thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật biểu diễn không biên giới của Shen Yun.

Praha, Thứ Ba,17/01/2023

Tác giả: Đông Quan

Shen Yun (tiếng Hoa: 神韻 nghĩa là Thần Vận). Shen Yun được thành lập vào năm 2006 bởi các nghệ sỹ gốc Hoa ở nước ngoài, với tôn chỉ là khôi phục truyền thống văn hóa 5000 năm Trung Hoa. Shen Yun là công ty nghệ thuật biểu diễn phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên lưu diễn quốc tế, tổ chức các buổi biểu diễn vũ đạo và hòa nhạc giao hưởng. Shen Yun hiện có tám đoàn nghệ thuật lớn như nhau, với tổng số khoảng 500 nghệ sĩ tài hoa. Hàng năm, Shen Yun đã biểu diễn cho hàng triệu người xem và đã lưu diễn tới hơn 200 thành phố trên khắp Châu u, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Á.